Tiếp thị trực tuyến rất “hot” trong kinh doanh bởi Internet là mảnh đất màu mỡ. Khám phá 15 thủ thuật tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp cùng CHILI nhé!

15 Thủ Thuật Tiếp Thị Trực Tuyến Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Internet là nơi lí tưởng để kinh doanh.

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu là một trong những thủ thuật tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ bạn cần áp dụng. Việc làm này sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn. Bạn có thể xác định đối tượng mục tiêu dựa trên đặc điểm của sản phẩm.

Hãy trả lời câu hỏi: đối với ai (về vị trí xã hội, giới tính, tuổi tác, điều kiện tài chính), bạn sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với họ để xác định khách hàng.

2. Xây dựng mục tiêu rõ ràng

Việc có nhiều mục tiêu trong chiến lược tiếp thị trực tuyến là điều hiển nhiên vì nó có thể giúp bạn theo dõi kết quả và làm theo các mẹo tiếp thị Internet cho các trang web.

Chúng tôi khuyên bạn nên xét các chỉ số như tổng số lượt truy cập, phiên mới, lưu lượng truy cập theo kênh cụ thể, tỷ lệ thoát và tỷ lệ giữ chân khách hàng…để đo lường doanh thu, lợi nhuận, chi phí, doanh thu tiền mặt và một số loại KPI cho các hoạt động của bạn.

15 Thủ Thuật Tiếp Thị Trực Tuyến Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Thiết lập mục tiêu nhằm tăng hiệu suất marketing online.

3. Kế hoạch ngân sách tiết kiệm

Một doanh nghiệp nhỏ tiếp thị Internet có thể sẽ giúp doanh nghiệp đó tăng khả năng hiển thị của thương hiệu, miễn là doanh nghiệp đó tuân theo các ý tưởng tiếp thị kỹ thuật số đã được chứng minh. Khi đã xác định được thị trường mục tiêu, số liệu chính thức thì bạn đã có thể đặt ra ngân sách cho mình.

Một số gợi ý dành cho bạn:

– Chọn các hoạt động bổ sung và nâng cao lẫn nhau (như tiếp thị nội dung và Seo) để tiết kiệm.

– Từ bỏ những gì không hoạt động, ngay cả một chi phí nhỏ của bạn cũng sẽ được sử dụng một cách khôn ngoan nếu bạn theo dõi kết quả thực tế thường xuyên.

– Tạo nên những nội dung mới dựa trên nền tảng những nội dung cũ để cải thiện thứ hạng SEO cho trang web và tiết kiệm chi phí.

4. Xây dựng thương hiệu thông minh

Các doanh nghiệp thông minh hiện nay đều cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Khách hàng sẽ rời đi hoặc cảm thấy khó chịu nếu một blog được thiết kế kém thẩm mỹ, một cửa hàng ngoại tuyến không chấp nhận thẻ tín dụng hoặc nhà bán lẻ trực tuyến không trả lời nhận xét trên Twitter hoặc Instagram…

Một thương hiệu thông mình là phải đáp ứng được những thị hiếu mới nhất của khách hàng, cung cấp các tài nguyên và dịch vụ miễn phí liên quan đến sản phẩm đang bán…

5. Tối ưu hóa nội dung khi xuất bản

Để website bán hàng của bạn hiển thị trong 10 kết quả tìm kiếm hàng đầu trong các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing…có thể tối ưu hóa URL, các từ khóa mục tiêu trong nội dung, viết bài đăng trên blog…

6. Nỗ lực xây dựng nội dung

Viết nội dung là một trong những chiến lược hữu hiệu để giành chiến thắng. Hãy cung cấp những nội dung hữu ích (có thể thêm tính chất giải trí) cho độc giả. Dần dần, họ sẽ biết đến bạn và những sản phẩm tốt hơn của bạn. Việc quảng bá thương hiệu cũng sẽ dễ dàng hơn sau khi xây dựng một blog chuyên nghiệp.

7. Đánh mạnh vào khách hàng địa phương

Để nhắm đến người tiêu dùng là người địa phương, hãy đảm rằng các chi tiết công ty của bạn có sẵn và được cập nhập trong bản đồ của Google. Sẽ tốt hơn nếu có một số đánh giá tích cực của khách hàng đối với vị trí đó.

Bạn có thể xuất bản thêm nhiều thông tin địa phương hơn trên blog của mình như tin tức và gossips, đánh giá khách sạn hoặc nhà hàng. Hoặc cũng có thể chỉ gồm một địa chỉ cụ thể để mọi người trong khu vực địa lý đó có thể nhìn thấy đầu tiên và đến thực hiện tiếp thị trực tuyến.

15 Thủ Thuật Tiếp Thị Trực Tuyến Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Tập trung vào khách hàng địa phương để kinh doanh hiệu quả.

8. Sử dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông

Một khi đã xác định được thị trường mục tiêu của mình, bạn hãy sử dụng sức mạnh của các phương tiện truyền thông để bắt đầu cuộc trò chuyện và xây dựng mối quan hệ với họ.

Hãy cố gắng kết nối cộng đồng theo cách của bạn một cách cởi mở, chú ý đến những phản hồi của họ. Đôi khi, những thái độ đơn giản như thế này cũng sẽ khiến doanh số bán hàng nhiều hơn.

9. Tận dụng tiếp thị e-mail triệt để

Ngay cả những quảng cáo truyền thông xã hội cũng sẽ không tự làm tất cả công việc. Tốt nhất, bạn nên cung cấp đăng ký cho những người đọc của bạn, những người muốn được nhận những thông báo về các bản cập nhập mới, những sản phẩm mới, những ưu đãi đặc biệt hoặc giảm giá.

10. Hãy dùng thử PPC 

PPC (Pay-per-click) có thể cung cấp gần như lập tức các khách hàng ghé thăm website và cho phép đánh giá được ngay mô hình kinh doanh trong thời gian ngắn nhất. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, việc trả tiền cho mỗi giá trị click chuột mang tính cạnh tranh cao. Vì vậy bạn phải tính toán đến ngân sách chi tiêu trong một khoảng thời gian dài khi bạn quảng cáo, nhắm kĩ mục tiêu quảng cáo cũng như theo dõi đối thủ cạnh tranh của mình.

PPC được đánh giá là sự lựa chọn tốt, đặc biệt là đối với những người mới. Chọn những từ khóa cụ thể được liên kết chặt chẽ với sản phẩm. Và quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị trong các liên kết được tài trợ của công cụ tìm kiếm.

11. Xem trọng những đánh giá trực tuyến

Đánh giá trực tuyến giúp doanh nghiệp của bạn được xếp ở thứ hạng cao hơn. Khách hàng thường có xu hướng chọn những sản phẩm được người mua khác xem xét, đánh giá trước đó. Đánh giá này cũng có thể khuyến khích người dùng web thực hiện một hành động cụ thể hơn, như đặt hàng hoặc kiểm tra chi tiết về các dịch vụ của bạn.

Để cân bằng giữa các đánh giá tích cực và tiêu cực, bạn hãy cố gắng thúc đẩy khách hàng để lại những phản hồi trung thực của họ về sản phẩm nhé!

12. Đăng nội dung vào một thời gian thích hợp

Lý do bạn chia sẻ bài đăng là gì? Hãy lựa chọn một thời điểm hợp lý để chia sẻ ấn phẩm của mình để mọi người có thể nhìn thấy. Một thời gian đăng bài tốt sẽ giúp cho bài đăng của bạn có nhiều lượt xem, mức độ tương tác người dùng cao, khách hàng ở mỗi vị trí địa lý khác nhau cũng như các hoạt động được tích cực nhất.

15 Thủ Thuật Tiếp Thị Trực Tuyến Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Thời điểm đăng bài hợp lí kích thích tương tác của người dùng.

13. Website đáp ứng được kỳ vọng khách hàng

Website của bạn không chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của khách hàng mà còn phải thu hút được khách hàng mục tiêu cũng như làm cho web thật nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Hãy tìm hiểu các website của những doanh nghiệp thành công nhất tương tự như lĩnh vực của bạn để tạo ra những thiết kế web của riêng bạn, đáp ứng được trọn vẹn kỳ vọng của khách hàng.

14. Tích hợp truyền thông xã hội có lợi cho công ty

Tích hợp truyền thông xã hội trở thành yếu tố không thể thiếu trong chiến lược tiếp thị trực tuyến của phần lớn thương hiệu hiện đại. Bằng các phương tiện này, bạn có thể kết nối, trò chuyện, phát trực tiếp các hoạt động hằng ngày của mình từ chiếc điện thoại thông minh 24/7.

Một số mẹo tiếp thị trực tuyến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong chiến lược kết nối có thể kể đến như sử dụng các nhóm riêng cho nhân viên nhằm khuyến khích tất cả các thành viên trong nhóm của bạn tham gia vào thảo luận, các sự kiện, lịch trình công việc và những thứ khác đang diễn ra trong doanh nghiệp của bạn; đăng nội dung trên hồ sơ truyền thông xã hội của bạn và khuyến khích các thành viên phản hồi trên các trang của bạn; tạo một nhóm Facebook mở cho các câu hỏi của khách hàng sẽ giúp bạn xây dựng một mối quan hệ tốt hơn với khách hàng của bạn…

15. Tối ưu hóa cải thiện SEO địa phương bằng Google Maps

Sử dụng Google Maps có thể tăng khả năng hiển thị doanh nghiệp của mình ở mức độ tốt nhất có thể. Bạn chỉ cần nhập tên thương hiệu vào tìm kiếm của Google và sẽ được cung cấp bản đồ tiết lộ cách tìm tuyến đường tốt nhất đến vị trí cần thiết.

Sử dụng Google Maps doanh nghiệp bạn sẽ có vị trí thứ hạng cao trên tìm kiếm địa phương, quản lý để kết nối tài khoản Youtube, chia sẻ hành ảnh thương hiệu, phản hồi các đánh giá của người dùng qua Google, giao tiếp với khách hàng…

Trên đây là 15 mẹo thủ thuật tiếp thị trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ bạn có thể tham khảo. Hi vọng rằng nó có thể giúp ích được cho bạn đọc trong công việc của mình.

CHILI

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ